Khoa học đã chứng minh nước chiếm 70% khối lượng cơ thể nhưng không nhiều người quan tâm đến việc bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày.
Trong điều kiện bình thường, lượng nước cần cho một kg cơ thể là 40 ml, nên một người nặng 50 kg uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Nếu uống ít nước, một loạt những bệnh nguy hiểm có thể ập đến với cơ thể bạn bất cứ lúc nào.
Thế nào là uống nước đúng cách?
Nước vào cơ thể chủ yếu qua ống tiêu hóa. Khi thời tiết nắng nóng cơ thể cần bổ sung nước, tránh để thiếu nước đến khi có biểu hiện khô miệng, nước bọt quánh.
Việc uống nước cũng cần từ từ, không nên uống nhiều một lúc sẽ không tốt cho sức khỏe. Nước trong cơ thể bài tiết ra ngoài, thành phần chính là nước và một số chất điện giải như Natri, Kali được hòa tan trong nước. Khi bổ sung lượng nước vào cơ thể quá nhiều trong một thời gian ngắn, cảm giác khát không giảm thậm chí còn có cảm giác khát hơn.
Uống nhiều nước một lúc làm lượng mô hôi bài tiết ra ngoài nhiều hơn, cơ thể càng mệt mỏi hơn vì quá mất nhiều chất điện giải. Khi uống nước càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, nó sẽ giảm khát tốt hơn.
Không nên uống nước lạnh, nước đá khi thời tiết nóng vì sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn so với thân nhiệt, uống nước đá dễ dẫn đến viêm họng, những người bị sâu răng sẽ bị đau nhức, tê buốt. Nước uống phải phù hợp nhất là những loại nước để ở môi trường tự nhiên, vì nó phù hợp với nhiệt độ cơ thể.
Các hệ lụy đến sức khỏe nếu cơ thể thiếu nước
1. Lão hóa da sớm
Khi cơ thể bị mất nước, nước sẽ chuyển từ các mô, từ làn da để duy trì nồng độ trong máu. Tình trạng thiếu nước làm ngăn cản quá trình tái tạo da. Chính vì vậy, da sẽ bị khô và kém đàn hồi. Đây là nguyên nhân khiến các dấu hiệu lão hóa xuất hiện sớm và làm da xuống cấp.
2. Gây mệt mỏi
Những dấu hiệu đầu tiên khi cơ thể thiếu nước như: nhức đầu, khô và dính ở lưỡi hay miệng. Khi tình trạng trên nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, chóng mặt hay đau ngực. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân thì rất có thể bạn đã không uống đủ nước.
3. Táo bón triền miên
Uống ít nước cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do lúc này, dạ dày sẽ không có đủ nước để tiêu hóa hết thức ăn. Thường xuyên uống ít nước khiến quá trình tiêu hóa bị làm chậm. Lượng dinh dưỡng từ thức ăn chúng ta nạp vào cũng được hấp thụ kém hơn. Thêm vào đó, cơ thể thiếu nước kéo dài cũng là nguyên nhân dễ gây ra các vấn đề tiêu hóa như táo bón, trào ngược axit hay viêm loét dạ dày.
4. Bệnh gút (Gout)
Để ngăn ngừa bệnh gút, ngoài việc chú ý đến dinh dưỡng hợp lý và chế độ ăn uống cân bằng, có một điểm rất quan trọng là uống nhiều nước, giúp cho axit uric có thể được bài tiết thông qua thận nhanh hơn
5. Gây rối loạn điện giải